Công Ty TNHH Dịch Vụ Bảo Vệ Bảo Lợi

Thông báo phòng dịch bệnh Covid 19

                                                                                            TP.Thủ Đức, ngày 09 tháng 07 năm 2021

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19 -NĂM 2021

I. Thông tin chung
Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ BẢO LỢI
Điện thoại: 028 3620 3879 ; Email: info@baoloi.vn
Cán bộ đầu mối về thông tin phòng chống dịch ông Bạch Đức Kính; Điện thoại di động, zalo: 0939 456 457
Cán bộ y tế (nếu có): Không
Tổng số lao động: 263 người
Số lượng người lao động đi xe đưa đón: Không
Số lượng nhân viên làm việc ngoài trụ sở ( tại các mục tiêu) 251

II. Mục đích
– Làm việc an toàn, phòng chống lây nhiễm COVID trong đơn vị
– Hạn chế tối đa người lao động bị lây nhiễm, giảm thiểu sự ảnh hưởng của việc phong tỏa (khi có người lao động bị nhiễm) đến quá trình làm việc.
– Sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp người lao động trong đơn vị bị lây nhiễm
– sẵn sàng ứng phó trong trường hợp các mục tiêu có người bị lây nhiễm

III. Yêu cầu
Lãnh đạo, toàn thể người lao động trong đơn vị hiểu rõ mục đích và nghiêm túc thực hiện phương án nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID 19

IV. Ban chỉ đạo/ bộ phận phòng, chống dịch COVID 19:
– Ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo bao gồm các thành phần: người sử dụng lao động, đại diện phòng ban: y tế, nhân sự, công đoàn, an toàn vệ sinh lao động (mẫu Phụ lục 3)…
– Ban chỉ đạo có quy chế họp định kỳ hoặc khẩn cấp theo tình hình dịch.
– Thực hiện tự đánh giá nguy cơ rủi ro lây nhiễm.
– Đề xuất các biện pháp khắc phục rủi ro.

V. Nội dung triển khai trong đơn vị
1. Biện pháp phòng chống lây nhiễm chung
– Đẩy mạnh công tác truyền thông (phát thanh, góc truyền thông, xây dựng mạng lưới thông tin nội bộ,…).
– Cập nhật thông tin về tình hình dịch trên trang Website:
 Bộ Y tế: https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/trang-chu
 Trang thông tin của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM:
o Truy cập website: “hcdc.vn”, tab “Thông tin”, bấm vào tab “Viêm phổi cấp do virus nCoV” sẽ có tài liệu “Tài liệu phòng, chống COVID-19”.
– Phổ biến thông tin đến người lao động các diễn biến mới nhất về tình hình dịch hàng ngày.
– Đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn hàng ngày tại các phòng/ban, nhà ăn, ký túc xá, xe đưa đón người lao động, … Cần lưu ý sử dụng chất khử khuẩn đúng quy định: hóa chất có tính năng khử khuẩn, đảm bảo dùng đúng cách, đúng liều lượng, bảo quản hóa chất ở đúng nơi quy định.
– Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: khử khuẩn, khẩu trang, khai báo y tế, khoảng cách, không tụ tập.
– Giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch tại cơ sở. Phát hiện sớm những vấn đề phát sinh để tiến hành khắc phục kịp thời.
– Đảm bảo cung cấp vật tư, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động phòng chống dịch: khẩu trang, bảo hộ lao động, dung dịch khử khuẩn

2. Kiểm soát nhân viên và khách hàng ra vào công ty
Đối tượng phải khai báo y tế khi vào công ty gồm khách hàng đến liên hệ công tác; nhân viên nhà thầu cung cấp dịch vụ ăn uống, vệ sinh… (nếu có); nhân viên sau khi nghỉ phép, đi công tác nhiều ngày, nhân viên đi ra khỏi TP.

2.1. Khách hàng
– Thực hiện khai báo y tế theo quy định hiện hành. Bộ phận tiếp nhận phiếu khai báo y tế kiểm tra địa điểm đối tượng đã di chuyển trong 21 ngày qua, nếu người khai đã đi qua vùng dịch (được Ban chỉ đạo chống dịch của công ty cập nhật hàng ngày từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Thủ Đức) phải báo ngay cho Ban chỉ đạo của công ty.
– Kiểm tra nhiệt độ, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang.
– Công ty lưu hồ sơ (người tiếp xúc, bộ phận, thời gian, vị trí tiếp xúc)
Lưu ý:
– Nếu khách hàng liên hệ công tác có đi qua vùng dịch (theo khuyến cáo của HCDC) phải đảm bảo đã đủ thời gian cách ly.
– Nếu chưa đủ thời gian cách ly, hướng dẫn đưa vào phòng cách ly tạm thời. Báo cáo với cán bộ đầu mối phòng chống dịch tại cơ sở lao động; liên hệ Trung tâm y tế địa phương để có phương án giải quyết.

2.2. Nhân viên, người lao động
– Thực hiện khai báo y tế (lịch trình) sau khi nghỉ phép, công tác. Bộ phận tiếp nhận phiếu khai báo y tế kiểm tra địa điểm đối tượng đã di chuyển trong 21 ngày qua, nếu người khai đã đi qua vùng dịch (được Ban chỉ đạo chống dịch của công ty cập nhật hàng ngày từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, phải báo ngay cho Ban chỉ đạo của công ty.
– Trong thời gian làm việc đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định: đeo khẩu trang, không tụ tập nơi đông người, rửa tay thường xuyên, ….
– Nếu người lao động thuộc diện F1, F2 (tại địa phương cư trú) báo cáo với cán bộ đầu mối phòng chống dịch tại cơ sở lao động, phối hợp khoanh vùng truy vết tại cơ sở lao động.
– Các trường hợp người lao động bị cách ly, cần thông báo tình hình sức khỏe hàng ngày về cán bộ đầu mối phòng chống dịch tại cơ sở.

3. Phòng chống lây nhiễm khu vực nhà ăn
3.1. Đảm bảo việc rửa tay trước và sau khi ăn
– Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay có xà phòng, dung dịch khử khuẩn tại nhà ăn. Đảm bảo bồn rửa tay luôn có đủ nước và xà phòng.
– Có biện pháp giám sát, nhắc nhở đảm bảo tỉ lệ 100% người lao động rửa tay trước và sau khi ăn.
– Có poster hướng dẫn 6 bước rửa tay, phòng chống dịch tại bồn rửa tay, nhà ăn.
3.2. Vệ sinh khử khuẩn
– Người lao động di chuyển vào/ ra nhà ăn trật tự, giữ khoảng cách, hạn chế việc tiếp xúc giữa các người lao động.
– Vệ sinh khử khuẩn bàn ăn, vách ngăn bàn ăn sau mỗi ca ăn.
– Thực hiện giám sát việc vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, kiểm tra nồng độ dung dịch khử khuẩn được pha đúng qui định.
– Hạn chế sử dụng tiền mặt và phiếu ăn.
3.3. Mật độ nhà ăn:
– Theo khuyến cáo 1 người/m2.
– Người sử dụng lao động căn cứ trên số người lao động và diện tích nhà ăn tiếp tục thực hiện giãn ca ăn, thêm vách ngăn, bố trí ngồi so le, …
– Khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn tại chỗ. Hạn chế người lao động tự túc ăn ở bên ngoài.

4. Phòng chống lây nhiễm trong khu vực công cộng
Các khu vực công cộng của công ty: quán cà phê, thư viện, phòng tập thể thao, máy rút tiền tự động ATM, bình nước uống công cộng, máy bán hàng tự động, thang máy, thang bộ…
Tại khu vực công cộng phải thực hiện các biện pháp an toàn nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm như:
– Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện và xà phòng tại các vòi rửa tay.
– Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bảng điều khiển thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điện thoại dùng chung, nút bấm tại cây ATM, máy bán hàng tự động, bình nước uống công cộng … khử trùng ít nhất 2 lần/ngày.
– Dán các hình ảnh, bích chương truyền thông như thông điệp 5K, Các thời điểm cần rửa sạch đôi tay, Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách…. tại các khu vực dễ nhìn.
– Khi có quy định giãn cách xã hội của Chính phủ hoặc Ban Chỉ Đạo quốc gia hoặc Bộ, ngành liên quan thì số lượng người tập trung tại từng khu vực công cộng phải tuân thủ theo yêu cầu tại thời điểm đó.

5. Phòng chống lây nhiễm trong hoạt động xe đưa đón
– Bố trí camera giám sát trên xe (nếu có thể), khuyến khích mở cửa sổ xe để thông thoáng, hạn chế sử dụng máy lạnh.
– Trang bị dung dịch sát khuẩn tay chứa trên 60% nồng độ cồn tại vị trí thuận tiện ở cửa xe lên xuống, yêu cầu người lên xe phải rửa tay trước khi lên xe.
– Phân công người đo nhiệt độ và thực hiện đo thân nhiệt cho người lao động trước khi lên xe
– Yêu cầu mọi người trên xe phải đeo khẩu trang suốt hành trình. => Dán thông báo trên xe (vị trí dễ thấy)
– Lập danh sách và quản lý danh sách người lao động đi xe. Đối với trường hợp công ty sử dụng nhiều xe đưa đón thì cố định danh sách người lao động đi trên từng xe.
– Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn bề mặt tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hòa trong xe bằng dung dịch khử khuẩn chứa 0,1% Clo hoạt tính hoặc sử dụng các chế phẩm diệt khuẩn tương tự đã được Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế cấp chứng nhận đăng ký lưu hành trước/sau mỗi lần đưa đón. Đối với trường hợp thuê xe đưa đón thì trong hợp đồng phải có các quy định vệ sinh khử khuẩn xe trước/sau mỗi lần đưa đón.
– Khi có lệnh giãn cách của Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo quốc gia hoặc Bộ, ngành liên quan thì số lượng người trên xe đưa đón người lao động tuân thủ theo yêu cầu tại thời điểm đó.

6. Phòng chống lây nhiễm trong khu vực làm việc, sản xuất.
– Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện ở các khu vực ra/vào các xưởng và cửa ra vào của các phòng làm việc.
– Tùy theo thiết kế xưởng, văn phòng mà thực hiện tăng cường thông khí bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa trong phòng kín, sau khi kết thúc ngày làm việc phải mở cửa tạo sự thông thoáng.
– Thực hiện đeo khẩu trang đối với 100% người lao động trong suốt thời gian làm việc, ca sản xuất.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID19 cho người lao động qua các phương tiện truyền thông tại công ty (dán bích chương, phát loa, thư điện tử,…).
– Thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định, bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện.
– Khi có quy định giãn cách xã hội của Chính phủ hoặc Ban Chỉ Đạo quốc gia hoặc Bộ, ngành liên quan thì số lượng/ mật độ người tập trung tại phân xưởng phải tuân thủ theo yêu cầu tại thời điểm đó.
– Thực hiện công tác vệ sinh, khử khuẩn như sau:
+ Khử khuẩn bằng các loại dung dịch sau (tham khảo các hóa chất được Bộ Y tế cho phép tại https://vihema.gov.vn/danh-sach-hoa-chat-che-pham-diet-con-trung-diet-khuan-dung-trong-gia-dung-va-y-te.html):
(i) Chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc;
(ii) Pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc
(iii) Dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha hoặc
(iv) Cồn 70%. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày. Dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ.
(Nếu công ty sử dụng hóa chất tẩy rửa khác, đề nghị hóa chất đó nằm trong Danh mục cho phép của Bộ Y tế và thực hiện đúng hướng dẫn.)
Các việc cần lưu ý khi khử khuẩn:
+ Ít nhất 30 phút sau khi vệ sinh khử khuẩn mới làm việc lại ở khu vực đó
+ Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Đối với các bề mặt bẩn phải được làm sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa và nước trước khi khử khuẩn. Sử dụng găng tay cao su, khẩu trang, quần áo bảo hộ khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.
+ Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, phân xưởng, gian bán hàng, các bề mặt có tiếp xúc: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
+ Đối với các vị trí tiếp xúc thường xuyên như bàn phím máy tính,bảng điều khiển, điện thoại dùng chung…: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.
+ Đối với khu vệ sinh chung: Vệ sinh khử khuẩn ít nhất 02 lần/ca làm việc, ngày.

7. Công tác tuyên truyền
– Tổ chức huấn luyện, tuyên truyền cho người lao động hiểu về sự lây nhiễm và biện pháp phòng tránh dịch bệnh COVID 19
– Dán các bích chương về phòng chống dịch, cách nhận biết bệnh COVID 19, Thông điệp 5k, đeo khẩu trang đúng cách, thời điểm cần rửa tay,… tại các vị trí dễ nhìn thấy và công nhân thường xuyên qua lại như khu vực bảng tin, khu vực nhà ăn, uống nước. Ví dụ: Poster hướng dẫn rửa tay đúng cách nên dán ngay bồn rửa tay, ngay tầm nhìn để vừa nhìn vừa thực hiện theo các bước trong poster.
– Phát loa, trình chiếu video tuyên truyền tại những nơi dễ nhìn, dễ theo dõi.
– Cập nhật tình hình dịch bệnh, vùng đang có dịch, vùng chỉ định cách ly hằng ngày và tuyên truyền cho người lao động thông qua các hình thức như bảng tin, phát loa, các group trên mạng xã hội, email, cần nhấn mạnh thời điểm cập nhật, nguồn thông tin.

8. Liên hệ trường hợp khẩn cấp
– Niêm yết số điện Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại cơ sở, doanh nghiệp, số điện thoại cơ quan chức năng (Trung tâm y tế huyện, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, Sở Y tế, …) tại nơi làm việc, tại mỗi xưởng, mỗi tổ để gọi khi cần thiết.
– Lập phương án ứng phó sự cố khi có dấu hiệu sốt ho khó thở, khi đang làm việc được thông báo hoặc phát hiện là F1 hoặc F2, khi khai báo y tế đầu vào có biểu hiện bệnh, khi đi từ vùng dịch về,…
– Cập nhật những số điện thoại Trung tâm y tế quận/huyện và các trạm y tế theo đường dẫn sau đây:

• Hotline Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM
• Hotline Sở Y tế TP Thủ Đức: (028) 62839979
• Hotline Bộ Y tế (BCĐQG PCD): 19003228 hoặc 19009095

9. Cập nhật tình hình dịch
– Bộ phận y tế (nếu có) hoặc phòng Tổ chức hành chánh (nhân sự) phụ trách cập nhật tình hình dịch bệnh COVID 19, các vùng dịch tại Website hoặc fanpage của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
– Cập nhật hằng ngày tình hình dịch bệnh, nhất là vùng đang có dịch và tạo thành bảng tin dán tại các bảng tin hoặc gửi qua các ứng dụng mạng xã hội để phổ biến cho người lao động nhanh nhất, nguồn truy cập từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, Sở Y Tế,….

10. Xử trí khi có trường hợp mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng và khó thở tại nơi làm việc
Khi phát hiện người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở tại nơi làm việc cần thực hiện theo các bước sau:
1. Thông báo cho cán bộ quản lý cơ sở lao động và cán bộ y tế tại cơ sở lao động.
2. Cán bộ quản lý/ cán bộ y tế cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách.
3. Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 1m với những người khác.
4. Đưa đến khu vực cách ly đã được bố trí tại cơ sở lao động.
Yêu cầu đối với nơi cách ly tạm thời tại nơi làm việc:
– Bố trí tại khu vực riêng, gần cổng ra vào, tách biệt với khu làm việc (nếu có thể).
– Phòng cách ly tạm thời phải đảm bảo: Thoáng khí, thông gió tốt; Hạn chế đồ đạc trong phòng; Có chỗ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng; Có thùng đựng rác có nắp đậy kín; Có khu vực vệ sinh riêng.
5. Gọi điện cho trạm y tế gần nhất, đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc Sở Y tế để được tư vấn và nếu cần thì đến cơ sở y tế khám và điều trị.
6. Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển đến cơ sở y tế.
7. Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình sức khỏe của người lao động đó.
8. Lập danh sách tiếp xúc và khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu.

11. Quy trình phát hiện, ghi nhận và báo cáo các dấu hiệu cảnh báo COVID-19 trong giám sát dựa vào sự kiện tại doanh nghiệp
– Phổ biến danh mục dấu hiệu cảnh báo COVID-19 và quy trình cho tất cả các bộ phận của doanh nghiệp.
– Phân công nhân sự đầu mối ghi nhận và báo cáo dấu hiệu cảnh báo.
– Khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo phải thông báo ngay cho đơn vị quản lý bằng điện thoại hoặc thư điện tử (email) hoặc gọi điện đến đường dây nóng.
– Chú ý: công nhân có triệu chứng hô hấp không được đến nơi làm việc, phải khai báo với nhà quản lý và đi khám bệnh. Chỉ đi làm khi hết các triệu chứng viêm hô hấp.
CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO COVID-19 TRONG GIÁM SÁT DỰA VÀO SỰ KIỆN

1. Người có triệu chứng
a) Có 2 hoặc nhiều trường hợp có triệu chứng sốt, ho, đau họng,… đến từ một địa điểm (chuyền/tổ công tác/phòng/xưởng/khu vực…làm việc chung với nhau) trong vòng 7 ngày.
b) Tăng bất thường số lượng nhân viên nghỉ làm với các triệu chứng tương tự trong vòng 7 ngày tại doanh nghiệp.
c) Người về từ các ổ dịch/địa điểm do Bộ Y tế thông báo có sốt, ho, đau họng… không đi khám bệnh.
d) Ca bệnh nặng hoặc tử vong không rõ nguyên nhân.

2. Người có yếu tố dịch tễ:
2.1. Người tiếp xúc gần ca bệnh COVID-19 nghi ngờ/xác định, bao gồm:
a) Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng.
b) Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh nghi ngờ/xác định.
c) Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc.
d) Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ,…
e) Người ngồi cùng hàng và trước sau hai hàng ghế trên cùng một phương tiện giao thông (tàu, xe ô tô, máy bay, tàu thủy,…).
f) Bất cứ người nào có tiếp xúc gần (tiếp xúc trong vòng 2 mét) với ca bệnh nghi ngờ/xác định ở các tình huống khác.
2.2. Những người đến các địa điểm trong khung giờ do Bộ Y tế thông báo.
2.3. Những người đến/qua/ở/về từ nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam trong vòng 14 ngày mà chưa được giám sát y tế.
2.4. Những người đến/qua/ở/về từ nước ngoài trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh mà chưa được cách ly y tế.
2.5. Trên các chuyến bay có ca dương tính (không phải là tiếp xúc gần).

12. Công tác kiểm tra, giám sát của đơn vị
Các nội dung cần kiểm tra hằng ngày (do ban chỉ đạo phân công cán bộ thực hiện)
STT CÁC NỘI DUNG CẦN KIỂM TRA ĐẦY ĐỦ KHÔNG ĐẦY ĐỦ
1 Đo nhiệt độ cho công nhân trước khi vào nhà máy
2 Đeo khẩu trang đầy đủ trong quá trình sản xuất
3 Dung dịch sát khuẩn tay trước các phân xưởng, nhà ăn và khu sinh hoạt chung
4 Công nhân rửa tay trước và sau khi ăn
5 Vệ sinh bàn ăn, vách ngăn sau mỗi ca
6 Vệ sinh nhà ăn định kỳ mỗi bữa ăn
7 Bố trí dung dịch sát khuẩn tay ở các vị trí có tiếp xúc chung
8 Dung dịch sát khuẩn tay trên xe đưa rước
9 Đảm bảo số lượng người vận chuyển theo quy định (nếu có lệnh giãn cách)
10 Giám sát đo thân nhiệt trước khi lên xe
11 Lưu giữ danh sách công nhân đi xe hàng ngày
12 Vệ sinh khử khuẩn xe trước/sau mỗi lần đưa đón người lao động
(Trường hợp thuê xe đưa đón người lao động phải kiểm tra việc vệ sinh khử khuẩn xe của đơn vị cung cấp dịch vụ)
13 Thông thoáng khí nhà xưởng (quạt, máy lạnh, quạt hút có hoạt động không)
14 Vệ sinh bề mặt khu vực làm việc cá nhân bằng dung dịch sát khuẩn (bàn ghế, dụng cụ tại vị trí làm việc…)
15 Vệ sinh, khử khuẩn nhà xưởng (sàn, cửa…)
16 Thùng rác có nắp đậy trong phân xưởng
17 Vệ sinh, khử khuẩn các khu vực chung (lan can, cầu thang, nhà vệ sinh…)
18 Số lượng vòi nước rửa tay còn hoạt động
19 Tài liệu truyền thông tuyên truyền tại nhà máy, nhà ăn và khu vực sinh hoạt chung

VI. Tổ chức thực hiện
Toàn thể người lao động, lãnh đạo công ty nghiêm túc thực hiện phương án này.
Những cá nhân, bộ phận được phân công nhiệm vụ trong phòng, chống dịch COVID 19 có trách nhiệm hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc nếu không hoàn thành nhiệm vụ.

 

Có thể bạn quan tâm

Bạch Kính

Nhóm đối tượng chém công an, bảo vệ dân phố quán cơm Sơn Nga

ngotuyen

Lịch Làm Việc Mới Của Các Phòng Ban

Bạch Kính

Công ty Bảo Lợi Khảo Sát Mục Tiêu Tại Bình Thuận

Bạch Kính

Ngoại trưởng Mỹ thăm TP.HCM & nói chuyện tại ĐH SPKT TP HCM

ngotuyen

Gia đình Kim Jong-nam được Trung Quốc cam kết bảo vệ

ngotuyen